10 điều không thể không nhớ khi đặt thiệp cưới mới

Sau khi đã thống nhất mẫu thiệp, các nhà in sẽ gửi lại email để bạn kiếm tra lại một lần cuối cùng. Lúc này, mọi công việc xác nhận, sửa chữa, bạn không nên giao dịch bằng
Đôi uyên ương cần lưu ý đặt thiệp cưới đúng mẫu, không sai sót về nội dung, để khi chuyển thiệp tới khách mời, sẽ thể hiện sự chu đáo, cẩn thận.
Hiện rất nhiều nhà cung cấp đưa ra các mẫu thiệp phong phú, thích hợp cho nhu cầu của từng đôi uyên ương.

Nhiều đôi uyên ương vẫn nghĩ, việc đặt thiệp cưới không phức tạp, chỉ chọn mẫu, đặt in là xong, nhưng nếu không cẩn thận, cô dâu chú rể có thể gặp sai sót và phải in lại cả trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc thiệp, gây tốn kém, mất thời gian.
1. Mẫu thiệp
dieu-khong-the-quen-khi-dat-thiep-cuoi-1

Khi đi chọn mẫu thiệp, cô dâu chú rể nên yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu qua email để hai bạn xác nhận lần cuối cùng trước khi in. Như vậy, mọi công việc xác nhận, sửa chữa không nên thực hiện qua điện thoại mà phải làm việc qua email, để nếu có sai sót, bạn sẽ có

Sau khi đã thống nhất mẫu thiệp, các nhà in sẽ gửi lại email để bạn kiếm tra lại một lần cuối cùng. Lúc này, mọi công việc xác nhận, sửa chữa, bạn không nên giao dịch bằng điện thoại mà phải làm việc qua email, bởi trong trường hợp xảy ra sai sót, bạn sẽ có bản mẫu thiệp cưới trong email là bằng chứng quan trọng để yêu cầu nhà in phải sửa theo mẫu bạn chọn.
2. Nội dung thiệp

Khi đặt thiệp cưới, hai gia đình cần chú ý nội dung thiệp dành cho nhà trai và nhà gái thường khác nhau. Nên việc thống nhất nội dung chuẩn, cách sắp xếp thứ tự tên, địa chỉ nhà, nơi đã tiệc là điều cần thiết, tránh nhầm lẫn hai mẫu thiệp này với nhau.
3. Chính tả, kiểu chữ

Điều nhiều đôi uyên ương lo lắng nhất là sai lỗi chính tả trong thiệp cưới. Vì vậy, khi sửa mẫu thiệp lần cuối trước khi in, cô dâu chú rể cần rà soát kỹ, đồng thời nên để 1 – 2 người thân xem xét hộ, tránh lỗi sơ suất.

Trong thiệp cưới, các nhà cung cấp thường sử dụng 2 loại chữ là chữ viền kim tuyến và chữ nổi kim tuyến. Loại chữ nổi có đính thêm kim tuyến thường sẽ đắt hơn, nên khi đặt thiệp, cô dâu chú rể nên xem kỹ và ghi rõ trong hợp đồng loại chữ đã chọn.

Nếu tự thiết kế mẫu thiệp, cô dâu chú rể nên in thử để kiểm tra màu sắc chuẩn trước khi đặt in toàn bộ.
4. Loại giấy và màu sắc

Nhiều độc giả chia sẻ, khi lấy thiệp mẫu, loại giấy và màu sắc rất đẹp, nhưng tới khi lấy sản phẩm cuối cùng, chất lượng giấy lại kém hơn mẫu đã đặt. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và màu sắc, cô dâu chú rể cần yêu cầu nhà in viết giấy cam kết giữ đúng chất liệu đã định, nếu không đúng, bạn nên hủy thiếp.

5. Thời hạn lấy

Nhiều đôi uyên ương bận rộn thường để sát tới ngày ăn hỏi, ngày cưới mới lấy thiệp. Nhưng đây không phải là cách sáng suốt. Bạn nên yêu cầu nhà in giao thiệp trước khoảng 2 tuần trước ngày ăn hỏi để kịp thời gian viết thiệp cũng như trong trường hợp in hỏng, có thể in lại kịp thời. Với mọi yêu cầu cần chính xác, cô dâu chú rể không nên trao đổi miệng mà cần viết giấy hoặc email cho nhà cung cấp, để có căn cứ chính xác.

6. In thiệp dự phòng

Bạn nên in dư từ 20 – 30 chiếc thiệp cưới để phòng trường hợp viết sai, viết hỏng hoặc đột nhiên phát sinh thêm các vị khách mới. Đặc biệt, nếu phải in gấp, giá thành thiệp cưới có thể tăng lên gấp đôi hoặc đắt hơn giá cũ, vì vậy in thừa thiệp sẽ là lựa chọn thông minh.

Kiểu chữ hoặc các trang trí nhỏ như phủ bóng, ánh kim sẽ khiến giá thiệp thay đổi, nên cô dâu chú rể cần lưu ý khi chọn mẫu phù hợp với nhu cầu và phong cách.

7. Chọn nhà in

Ở khắp các nơi đều có những nhà in cung cấp dịch vụ thiệp cưới. Với những phố có nhiều hàng in, giá thiệp có thể không chênh nhau nhiều. Một số cặp đôi đã đặt thiệp cưới chia sẻ: “Quan trọng là bạn xác định được phong cách thiệp yêu thích, sau đó mới đi tham khảo. Bạn có thể tham khảo trên website của các nhà in rồi mới đến làm việc trực tiếp với họ”. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến cũng như địa chỉ tin cậy của những bạn bè đã cưới để nhận được cách dịch vụ tốt, giá cả hợp lý.

8. Kiểm thiệp kỹ càng khi lấy

Tới ngày lấy thiệp, cô dâu chú rể cùng người thân nên kiểm tra từng chiếc thiệp một. Nhiều người cho rằng, không thể kiểm hết toàn bộ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc thiệp, nhưng bạn có thể huy động bạn bè đếm và xem tất cả thiệp ngay tại cửa hàng, để nếu có sai sót, nên yêu cầu nhà cung cấp đền bù.

Một cô dâu chia sẻ, để việc kiểm thiệp không quá vất vả, bạn có thể yêu cầu nhà in chia thiệp thành từng tập từ 50 – 100 cái, sẽ dễ đếm và không bị nhầm lẫn.

9. Yêu cầu nhà in sửa các thiệp bị sai

Trong hợp đồng với nhà in, cô dâu chú rể cần có điều khoản, nếu thiệp hỏng, in sai, kém chất lượng, nhà cung cấp phải làm lại đầy đủ. Đây tuy là một điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng nên cẩn thận ghi thành văn bản, tránh những tranh cãi sau này.

10. In thêm bản đồ

Nếu địa điểm đặt tiệc cưới của bạn khó tìm, bạn nên in bản đồ chỉ đường lên mặt sau thiệp. Bạn sẽ mất thêm khoảng 250 đồng mỗi thiệp khi in thêm bản đồ. Vì thế bạn nên hỏi chi phí rõ ràng ngay từ đầu.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *