Nghi thức cưới hỏi tại chùa với các trình tự thế nào?

Nơi làm lễ gồm một chiếc bàn dài, là nơi chủ hôn thực hiện nghi thức kết duyên. Cặp đôi sẽ quỳ trước bàn, hướng về nơi thờ Phật, làm theo chỉ dẫn của các vị hòa thượng chủ hôn.

Xy hướng lựa chọn địa điểm tổ chức lễ cưới ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi nhà hàng tiệc cưới hay khuôn viên ngoài trời mà còn được tiến hành tại chùa với tên gọi Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận được thực hiện theo nghi thức Phật giáo mang đến cho đôi bạn trẻ một trải nghiệm đặc biệt: cùng quỳ gối, chắp tay tĩnh tâm nghe nhà sư giảng dạy đạo làm vợ, làm chồng, làm con dâu, con rể hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt.

Khác với các nghi lễ cưới quen thuộc ở nhà hàng, khách sạn hay tư gia hầu như mọi người đều đã chứng kiến qua rất nhiều thì với lễ Hằng Thuận không phải ai cũng hiểu rõ trình tự. Cưới Hỏi Việt Nam xin phép chia sẻ các tại chùa sẽ giúp ích được cho các cặp đôi đang dự định tổ chức đám cưới trong chùa

Nghi lễ diễn ra tại chính điện của chùa. Sau khi ổn định, đã lên đèn nhang, xông hương trầm, mọi người cung nghinh vị chủ trì hôn lễ – thường là một vị hòa thượng, trụ trì chùa hoặc chư tăng đắc đạo, được tôn kính.

nghi-thuc-cuoi-hoi-tai-chua-1

– Nơi làm lễ gồm một chiếc bàn dài, là nơi chủ hôn thực hiện nghi thức kết duyên. Cặp đôi sẽ quỳ trước bàn, hướng về nơi thờ Phật, làm theo chỉ dẫn của các vị hòa thượng chủ hôn. Bạn bè, người thân của cô dâu chú rể ngồi hai bên theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu” (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải). Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới.

– Cô dâu, chú rể đọc lời nguyện, sau đó nhận lời chúc tốt lành cũng như lời dặn dò của vị chủ trì buổi lễ. Vị thầy chủ hôn sẽ buộc dây tơ hồng tượng trưng cho cô dâu, chú rể, với ý nghĩa gắn bó uyên ương trọn đời bên nhau.

– Tiếp theo là nghi lễ “phu thê giao bái”, cô dâu chú rể trao nhẫn cưới cho nhau và cùng nghe sư thầy nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn.

– Cuối cùng, đại diện hai họ sẽ hứa trước tượng Phật và toàn thể các vị chư tăng về việc chỉ dạy cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. được tiến hành trong không khí trang nghiêm do vậy các vị khách mời tới dự phải ý thức được điều này.

làm lễ cưới chay

– Sau khi kết thúc buổi lễ tại chính điện, gia đình hai bên sẽ mời vị sư thầy trụ trì, các vị chư tăng và họ hàng, bạn hữu dự tiệc chay. Thông thường, tiệc được tổ chức ngay tại chùa, các bàn tiệc bày biện trang trọng với đầy đủ các món như lễ cưới tại nhà hàng. Điểm khác biệt là toàn bộ món ăn đều là món chay rất ấm cúng và thanh tịnh.

Việc tổ chức lễ trong chùa sẽ không những mang lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang nghiêm mà còn mang lại lợi ích cho khách mời hai bên vì trong buổi tiệc hoàn toàn không có những món ăn mặn, thay vào đó chỉ là những thực phẩm chay thanh tịnh; không tổn hại dù một sinh linh, không dùng bia, rượu gây tổn hại sức khỏe và tốn kém, lãng phí tiền bạc.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *